Không Gian và Vũ Trụ chưa bao giờ khiến chúng ta ngừng tò mò bởi những điều bí ẩn mà chúng đang cất giữ và những sự kì diệu bên trong nó. Bởi có lẽ nó là một sự tồn tại bí ẩn vượt trội hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể suy nghĩ hoặc tưởng tượng về nó. Do đó Không Gian và Vũ trụ luôn tồn tại những sự thật đáng kinh ngạc, đầy bất ngờ cùng với sự thú vị , ảo diệu mà chúng ta đang sống cùng với nó. Dưới đây là một số thông tin mà mình nghĩ nó sẽ giúp bạn có cái nhìn mới hơn, thú vị hơn về vũ trụ rộng lớn này.
1. HÌNH DẠNG CỦA MẶT Trăng
Chúng ta đều biết rằng, Mặt trăng là một tinh cầu không tự thân phát sáng hay cũng không phát nhiệt. Trong màn đêm của vũ trụ, chúng ta quan sát được Mặt trăng là do sự phản xạ ánh sáng chiếu từ Mặt trời.
Tuy nhiên, bí ẩn về Mặt trăng vẫn còn không ít. Một nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Nature đã mô tả, Mặt trăng không thực sự tròn, nó "giống như quả chanh với một đường phình to ở xích đạo", hay có hình dạng như một quả bóng nước khi quay.
Mặt trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, điều đó có nghĩa nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái đất ở tất cả các điểm. Khi mới hình thành, Mặt trăng quay chậm dần và bị khóa ở vị trí hiện tại vì những hiệu ứng ma sát xuất hiện cùng hiện tượng biến dạng thủy triều đỏ Trái đất gây ra.
Lực ma sát này khiến cho lớp vỏ phình to, mở rộng ra ở một số điểm. Khi Mặt trăng di chuyển tiến xa hơn Trái đất, một làn sóng biến dạng thủy triều của Trái đất dường như đã "đóng băng" lại, khiến Mặt trăng có chỗ "phình" to - nâng cao khoảng 6m.
Garrick-Bethell - nhà khoa học hành tinh thuộc ĐH California, Santa Cruz và đồng nghiệp đã sử dụng máy đo độ cao bằng laser để tạo ra bản đồ siêu chính xác cho bề mặt của Mặt trăng.
Theo ông, sự biến dạng của Mặt trăng do lực hút từ Trái đất là một thách thức lớn trong việc đo đạc, tìm ra hình dạng thực sự của Mặt trăng. Garrick-Bethell cho biết: "Phương pháp này sẽ giúp chúng ta có được bức tranh rõ ràng nhất về hình dạng thực sự của Mặt trăng".
2. MỘT NGÀY TRÊN SAO THỦY DÀI 2 NĂM
Sao Thủy là một hành tinh gần Mặt trời nhất, là chú em của Trái đất, đường kính chưa bằng nửa Trái đất. Trong 9 hành tinh, sao Thủy đứng hàng áp chót. Mặc dù gọi là sao thủy nhưng không có lấy một giọt nước, hoàn toàn là một thế giới chết khô. Sao Thủy không có khí quyển vì vậy nhiệt độ ngày đêm chênh nhau rất lớn. Vì ở gần Mặt Trời, ban ngày nhiệt độ lên tới 500 độ C, ban đêm nhiệt độ tản đi rất nhanh bề mặt xuống tới -170 độ C, nhiệt độ ngày đêm chênh nhau hơn 600 độ C. Với một môi trường như vậy khó có thể tìm thấy dấu vết của sự sống.
Tốc độ quay quanh Mặt Trời của sao Thủy rất nhanh, một vòng tương đương với 88 ngày trên Trái đất. Nhưng tốc độ tự quay lại rất chậm, một vòng quay tương đương với 59 ngày trên Trái đất. Chiều tự quay cùng chiều với chiều quay quanh Mặt trời, do đó một ngày đêm trên sao Thủy lâu hơn thời gian một vòng tự quay của sao Thủy rất nhiều. Theo tính toán, một ngày đêm trên sao Thủy là 176 ngày, ban ngày và ban đêm mỗi buổi khoảng 88 ngày. Nếu tính như đối với Trái đất, mỗi vòng quay Mặt trời của sao Thủy là 1 năm của nó, 1 ngày đêm trên sao Thủy là "1 ngày" của nó, thì "1 ngày" trên sao Thủy tương đương với "2 năm" của nó.
Hình ảnh sao Thủy chụp được của tàu thăm dò Mariner 10 (Ảnh: jpl.nasa) |
Vì một ngày đêm trên sao Thủy dài như vậy nên trên sao Thủy ngắm Mặt trời, Mặt trời dường như đứng yên. Mặt khác quỹ đạo của sao Thủy hình elip dẹt (điểm cách Mặt trời gần nhất là 46 triệu km, điểm xa nhất là 70 triệu km), hơn nữa một buổi "ban ngày" của sao Thủy vừa đúng bằng 1 vòng quỹ đạo nên trong 1 buổi ban ngày của sao thủy, kích thước Mặt trời thành ra chênh nhau một nửa.
Từ Mặt đất ngắm sao Thủy nó hơi đo đỏ, tuy tối hơn sao Kim nhưng vẫn được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời. Vì nó ở gần Mặt trời nên thường bị ánh sáng Mặt trời làm nhòe đi, mắt thường rất khó thấy. Ngày 16 tháng 03 năm 1975, tàu thăm dò "Thủy thủ 10" (Mariner 10) bay trên bầu trời sao Thủy chỉ cách nó 320km, đã chụp được mấy nghìn tấm ảnh. Nhìn trên ảnh thấy rõ bề mặt sao Thủy phủ đầy những quả núi hình vòng tròn, những cánh đồng, thung lũng, địa hình địa mạo rất giống Mặt trăng.
1 Nhận xét
Rất hay và hữu tích. Mong bạn ra nhiều blog hơn nữa. Thanks.
Trả lờiXóa